Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Mẹo tuyển dụng nhân sự thành công nhất

Các doanh nghiệp thường tìm kiếm các ứng viên hội đủ một số yêu cầu nhất định như kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách, động cơ làm việc… Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải xác định đâu là những yêu cầu cốt lõi phải 

Tuyển dụng nhân viên là một trong những công việc thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập. Thực tế cho thấy nhiều giám đốc ở các doanh nghiệp nhỏ vẫn gặp lúng túng, thậm chí mắc phải sai lầm cho dù họ đã chuẩn bị rất kỹ hoặc đã áp dụng một chu trình tuyển dụng tiên tiến.

Các chuyên gia đưa ra những hướng dẫn sau đây giúp các doanh nghiệp nhỏ thành công hơn trong vấn đề tuyển dụng nhân sự.

Chọn người phù hợp với công việc
Bạn muốn điều hành một doanh nghiệp? Bạn cần các kỹ năng tuyển dụng? Hãy click vào website kỹ năng để biết thêm các cách quản lý và điều hành doanh nghiệp của bạn nhé!


Điều này xem ra chẳng có gì mới mẻ, nhưng vấn đề là ở chỗ các công ty nhỏ thường yêu cầu một nhân viên phải đóng nhiều vai và kết quả là những người được tuyển dụng không thể đóng tròn tất cả các vai. Công việc càng phù hợp với những kỹ năng của ứng viên thì họ càng có khả năng đem lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.

Hiển nhiên, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng năng lực của một nhân viên mới được tuyển dụng phải phù hợp với nhu cầu mà công việc đặt ra, nhưng cũng nên cân nhắc điều chỉnh công việc một chút cho phù hợp với sở trường của nhân viên để họ cảm thấy được đánh giá cao và được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nghiệp.

Đây là một điều mà trên thực tế các doanh nghiệp rất khi nghĩ đến vì cho rằng mình là người đem công việc đến cho nhân viên và các nhân viên phải tự điều chỉnh họ để phù hợp với công việc.

Kiểm tra sự phù hợp là tiêu chí hàng đầu trong quá trình tuyển dụng

Các doanh nghiệp thường tìm kiếm các ứng viên hội đủ một số yêu cầu nhất định như kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách, động cơ làm việc… Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải xác định đâu là những yêu cầu cốt lõi phải có những bài kiểm tra cụ thể để đánh giá sự phù hợp đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần phải khẳng định nền văn hóa của mình và nên có một bài kiểm tra để biết liệu ứng viên có thể hội nhập với nền văn hóa ấy không trước khi kiểm tra các yêu cầu khác.

Chuyên nghiệp hóa quá trình phỏng vấn

Trong con mắt của ứng viên, doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ nên dễ gặp rủi ro hơn những doanh nghiệp đã tồn tại lâu năm. Để xóa đi nhận thức này, nên chuẩn bị kỹ công đoạn phỏng vấn. Có thể gửi cho mỗi ứng viên tham dự phỏng vấn một tập hồ sơ giới thiệu về công ty và những phúc lợi dành cho nhân viên.

Các ứng viên sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng các phúc lợi của doanh nghiệp chẳng kém gì các đối thủ cạnh tranh lớn hơn. Ngoài ra, nên để ý đến giờ giấc để tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên và gửi thư xác nhận cho họ khoảng hai, ba ngày trước cuộc phỏng vấn.

Lấy thông tin tham khảo

Điều này cũng rất cần thiết. Nhiều giám đốc chưa có kinh nghiệm thường cho rằng điều này không quan trọng bởi vì sau cuộc phỏng vấn là họ đã quyết định được ứng viên đáng tin. Tuy nhiên, lấy thông tin tham khảo về ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn ứng viên và có sự chuẩn bị kỹ hơn trước khi nhận ứng viên vào làm việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét